50DT2Chinh Phục Con Tàu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy

Go down

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Empty Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 10:11 am

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Images10James Watt Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy 7075_110 Máy hơi nước, Denis Papin, 1697 Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Fitch10 John Fitch Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy 5fitch10 Tàu thủy hơi nước năm1790

1/ Các nhà phát minh đầu tiên.

Vào khoảng năm 1700, Newcomen đã chế ra chiếc máy "không khí" nhưng loại máy này còn quá yếu và nặng nề, không thể áp dụng cho tầu thủy. Cũng vào thời kỳ này, Denis Papin đã tìm cách áp dụng phát minh về máy hơi nước của ông ta vào tầu thủy nhưng chiếc tầu làm mẫu của Papin bị các thủy thủ ganh tị phá vỡ vào năm 1707 và Denis Papin từ bỏ việc chế tạo.

Chiếc máy hơi nước thực sự được James Watt chế ra vào khoảng năm 1770 và tại nước Pháp, nhiều người đã tìm cách áp dụng máy hơi nước vào việc chuyển vận trên mặt nước. Các Bá Tước Auxiron và Follenay đã làm các tầu thủy nhưng các con tầu này đều bị chìm trên giòng sông Seine, có thể do sự phá hoại của các thủy thủ thời đó, vì họ sợ bị thất nghiệp. Tới năm 1783, Bá Tước Jouffroy d'Abbans đã thành công trong việc đóng chiếc tầu thủy Pyroscaphe và cho tầu này chạy trên sông Saone trong 15 phút trước sự chứng kiến của hàng ngàn người quan sát. Bá Tước d'Abbans đã xin trợ giúp của chính phủ nhưng dự án bị Hàn Lâm Viện Pháp bác bỏ vì Viện đang tài trợ các thí nghiệm về khinh khí cầu của Montgolfier. Vì thế công trình nghiên cứu tầu thủy của Bá Tước d'Abbans phải bỏ dở.

Cuộc nghiên cứu về cách chế tạo tầu thủy bị lãng quên tại nước Pháp thì tại Hoa Kỳ, phần lớn các nhà tiên phong về tầu thủy bắt đầu hoạt động vì quốc gia này gồm rất nhiều sông rộng, lại không có đường lộ và đường sắt. Máy hơi nước vào cuối thế kỷ 18 còn cồng kềnh và chưa hoàn hảo. Chưa ai có kiến thức gì về việc áp dụng động lực vào cách chuyển vận trên mặt nước. Các nhà phát minh chỉ hiểu biết về cách dùng buồm và lái.

Hai người Mỹ đầu tiên được gán cho danh dự đã chế tạo các tầu thủy đầu tiên là James Rumsey và John Fitch. J. Rumsey đã cố gắng lắp một động cơ dùng hơi nước vào một chiếc thuyền vào năm 1786 nhưng chẳng may, Rumsey đã chọn phải một động cơ không thích hợp. Động cơ này hút nước ở trước tầu và nhả ra sau tầu. Sau nhiều lần thử thất bại, Rumsey sang nước Anh và tại nơi này, ông ta chế tạo một tầu thủy khác. Rumsey qua đời bất ngờ khiến cho công cuộc thí nghiệm bị chấm dứt dù cho về sau, trong chuyến chạy thử trên giòng sông Thames, chiếc tầu thủy của ông Rumsey đã chạy được với vận tốc 4 hải lý một giờ.

Sau Rumsey, John Fitch mới đúng là nhà chế tạo tầu thủy đầu tiên. Chính vì cần tới các miền đất Viễn Tây mà Fitch tới Pennsylvania để học hỏi về máy hơi nước. Vào năm 1785, Fitch bắt đầu đóng một kiểu tầu thủy có guồng (paddle wheel) tại bên sườn tầu. Hai năm sau, nhà phát minh này lắp động cơ vào một chiếc thuyền dài 14 mét. Không biết vì sao, Fitch đã đổi ý và lại cho lắp các mái chèo thẳng đứng. Động cơ truyền sức mạnh vào hai bộ máy chèo, mỗi bộ gồm 6 chiếc, tại mỗi cạnh thuyền. Các mái chèo này lần lượt nhấc lên rồi cắm xuống, đẩy nước về phía sau. Mặc dù phương pháp này rất vụng về, lần thử trên sông vẫn mang lại thành công. Vào một buổi chiều tháng 8 năm 1787, con tầu đã vượt được khoảng cách 40 dậm với vận tốc 4 dậm một giờ.

Fitch như vậy đã chiếm được địa vị độc tôn về đóng tầu thủy chạy trong các tiểu bang New Jersey, New York, Pennsylvania, Delaware và Virginia. Vì tin tưởng thành công nên Fitch trù tính đóng một chiếc tầu thủy lớn hơn, dài 18 mét và cũng chạy bằng hơi nước. Vào năm 1788, con tầu này được hạ thủy và cũng thành công trong việc chở 30 hành khách chạy trên hải trình từ Philadelphia tới Burlington. Trong khoảng thời gian này, tiền vốn của Fitch cạn dần trong khi dân chúng lại không quan tâm đến phát minh đó. Fitch cố gắng chế tạo con tầu thứ ba vào năm 1790. Chiếc tầu thủy này có nồi súp de tốt hơn và bộ máy đơn giản hơn, tầu đã di chuyển trên giòng sông Delaware và được các báo chí tại Philadelphia ca tụng. Mặc dù cách đẩy nước vụng về, con tầu này của Fitch đã thành công về cơ khí và đã di chuyển được hơn 2,000 dậm, chở cả hành khách lẫn hàng hóa.

Khi sắc luật về bằng sáng chế được chấp thuận vào năm 1791, Fitch được cấp bằng phát minh về tầu thủy nhưng cũng loại bằng cấp này được cấp cho Rumsey và Stevens trong khi đó Fitch đứng đầu về tài năng. Mặc dù bất mãn và bị túng thiếu, Fitch vẫn tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ về tầu thủy. Tưởng rằng có thể thành công hơn tại nước Pháp, Fitch xuống tầu sang Pháp vào năm 1793. Tại nước Pháp và để chắc chắn, Fitch lại xin bằng phát minh về tầu thủy nhưng rồi vẫn gặp vận sui. Cuộc Cách Mạng Pháp đã cản trở các cuộc thí nghiệm của Fitch. Dù sao, Fitch cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về tầu thủy của xứ sở này. Fitch đã để lại các họa đồ vẽ tầu thủy cho viên Lãnh Sự Mỹ tại Paris rồi ông này đã cho một kỹ sư trẻ tuổi kiêm họa sĩ xem. Viên kỹ sư này tên là Robert Fulton. Trong lúc đó, Fitch trở lại Hoa Kỳ với sức khỏe mong manh. Nhà phát minh này đã cố gắng làm cho dân chúng quan tâm về sự chuyển vận của tầu thủy bằng cuộc triển lãm một con tầu nhỏ dùng động cơ hơi nước, nhưng dân chúng vẫn lãnh đạm. Fitch lui về Kentucky, trở nên mất trí rồi qua năm 1798, qua đời vì dùng quá liều thuốc phiện.
2/ Hai nhà phát minh Stevens và Fulton.

Trong khi các tầu thủy của Fitch xuôi ngược trên giòng sông Delaware, một người đã trông thấy tầu chạy và đã nhìn thấy khả năng vô biên của tầu thủy, người đó là Đại Tá John Stevens. Đầu tiên, do cần có một phương tiện khứ hồi từ nhà tại New York City tới miền đất sở hữu tại Hoboken mà Stevens quyết định đóng lấy một chiếc tầu thủy. Stevens còn nhận ra vài chỗ nhầm lẫn trong phát minh của Fitch, hơn nữa nhờ giàu có, Stevens dễ thực hiện những cải cách cần thiết.

Stevens thuyết phục được người anh rể tên là Robert Livingston cùng bỏ tiền ra đặt một động cơ hơi nước tại xưởng đúc New Jersey rồi lắp động cơ này vào một con thuyền dài 60 feet (gần 20 mét). Lần thử vào năm 1798 gặp thất bại vì tầu đã dùng phương pháp đẩy giống như phương cách của Rumsey. Lần thử thứ hai cũng không thành công dù cho nhà phát minh dùng các mái chèo thẳng đứng đặt tại đuôi tầu, giống như cách thức của Fitch. Rồi bộ máy quá nặng nề đã làm bể vỡ con thuyền mong manh. Không lâu sau đó, Livingston lãnh nhiệm vụ làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại nước Pháp còn Stevens tiếp tục thí nghiệm và trở nên viên kỹ sư máy hơi nước tài giỏi nhất Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 19.

Năm 1802, Stevens lắp vào chiếc thuyền dài 8 mét một máy hơi nước nhỏ liên hợp với một chân vịt có 4 cánh. Nhà phát minh đã dùng con tầu này để đi nhiều lần từ New York tới Hoboken. Vài năm sau, Stevens hoàn thành một con tầu thứ hai có hai chân vịt chuyển vận nhờ một động cơ áp suất cao do chính ông ta vẽ kiểu. Và danh vọng tột đỉnh tới với Stevens khi ông ta đóng xong con tầu Phoenix trong 2 năm. Con tầu này dài 31 mét, có động cơ đồ sộ. Stevens trở lại cách đẩy tầu kiểu cũ, tức là dùng các bánh xe guồng (paddle wheels) và làm cho chắc chắn, ông ta lại thêm hai chiếc cột để khi cần tới, có thể kéo buồm lên.

Vì danh tiếng của Fitch, Stevens không dám cho tầu chạy trong tiểu bang New York nên đành phải cho tầu ra khơi. Chiếc Phoenix đã chạy được từ New York tới Philadelphia bình yên. Như vậy Stevens đoạt danh dự là người đầu tiên hoàn thành một cuộc du lịch bằng tầu thủy ra ngoài biển khơi. Nhưng thành tích này không được nhiều người khác quan tâm vì vào thời bấy giờ, dân chúng Hoa Kỳ đang mải chú ý tới các cuộc chạy thử tầu thủy của Robert Fulton trên giòng sông Hudson. Trong những năm tiếp theo, Stevens chuyên về chế tạo các phà chạy bằng máy hơi nước và cũng quan tâm cả về ngành hỏa xa.

Robert Fulton là một họa sĩ, sống vào thời kỳ đầu của máy hơi nước, vì thế Fulton đã từ bỏ nghệ thuật để trở nên một kỹ sư đào kênh. Nhờ trông coi việc đào kênh mà Fulton có ý tưởng về các tầu bè và cách chuyển vận dùng hơi nước. Fulton đã nhìn thấy con tầu chạy bằng bánh xe guồng do Symington chế tạo vào năm 1801 dùng để kéo các thuyền bè trên sông. Trong khi đó, Fulton cũng quan tâm tới họa đồ của chiếc tầu ngầm nguyên tử Nautilus. Nhưng sau khi thất bại vì không được chính quyền chú ý và giúp đỡ, Fulton mới quay về việc chế tạo tầu thủy. Chính trong lúc quyết định này, Fulton gặp Livingston, tân Lãnh Sự Hoa Kỳ tại nước Pháp mà cũng là người vừa rút tỉa được các kinh nghiệm về tầu thủy với Stevens. Fulton cũng được xem họa đồ về chiếc tầu của Fitch khi đó đang ở trong tay viên Lãnh Sự Hoa Kỳ này. Do đó sự cộng tác của hai người dễ mang lại kết quả hơn.

Khởi đầu Fulton thử nghiệm các phương pháp đẩy và xem xét các kiểu vỏ tầu. Fulton coi tầu và máy là một đơn vị chứ không phải là hai thứ riêng rẽ. Vào năm 1803, Fulton hoàn thành con tầu dài 23 mét, rộng 2.4 mét. Con tầu bỏ neo trên giòng sông Seine nhưng rồi bị vỡ đôi trước khi thử. Bộ máy tầu được cứu thoát để rồi được đặt vào một vỏ tầu mới cứng cáp hơn. Cùng trong năm này, con tầu mới được hạ thủy. Lần thử thứ nhất thành công, tầu đã di chuyển một cách kỳ dị trên mặt nước nhờ hai bánh xe guồng đạp nước. Tuy nhiên dân chúng chứng kiến cuộc thử vẫn coi đây là một sản phẩm mới, hơn là một bước tiến nhiều triển vọng lớn lao.

Sự thành công này khiến cho Fulton nổi danh nhất về tầu thủy trong 4 năm liên tiếp. Đồng thời Fulton sang nước Anh để gặp Boulton và Watt với ý định hỏi mua động cơ hơi nước mang về Hoa Kỳ. Vào thời kỳ này tại nước Anh có luật cấm xuất cảng loại động cơ đó, nên Fulton đã gặp khó khăn nhưng đã học được nhiều hiểu biết về máy hơi nước.

Năm 1806, Fulton trở về Hoa Kỳ với kiến thức rộng rãi về kênh đào, tầu ngầm và tầu thủy. Fulton bắt tay vào việc vẽ vỏ tầu. Vào năm sau con tầu mới được lắp động cơ do Watt chế tạo. Con tầu này trông rất xấu xí, được đặt tên là Clermont theo tên miền ruộng đất của Livingston tại Hudson. Tầu Clermont thực ra là một sà lan phẳng đáy, thiếu tỉ lệ về chiều dài, bộ máy tầu được đặt phía trước và làm chuyển động hai bánh xe guồng không che phủ gồm những guồng dài 15 feet. Khi tầu chạy, nước văng ướt khắp phần giữa tầu.
Ngày 17/8/1807, 40 hành khách đã dự một cuộc du ngoạn khứ hồi từ New York tới Albany mà không gặp một tai nạn nào. Tầu chạy được 150 dậm trong 32 giờ, như vậy tốc dộ ngược giòng của tầu là 5 dậm một giờ. Cuộc chạy thử này đã là một điểm son trong lịch sử hàng hải và cũng chứng minh cách vận chuyển thành công dùng máy hơi nước. Nhưng hơn hẳn nhiều nhà phát minh khác, Fulton đã cải cách tầu thủy thành một loại tầu đẹp mắt và theo đòi hỏi của dân chúng. Trong các lần thử sau, Fulton đã cho bao phủ các guồng nước và lập ra các phòng hành khách có giường ngủ và dụng cụ nấu bếp. Vì thế Công Ty Tầu Thủy Trên Sông Hudson (the Hudson River Steamboat Company) thành hình. Vào tháng 9 năm 1807, bắt đầu có các chuyến tầu theo thời biểu và giá vé từ New York tới Albany là 7 mỹ kim. Trong các năm sau, hai con tầu thủy nữa được đóng để cung cấp các chuyến đi hàng ngày giữa hai địa điểm này.
Trong cuộc chiến tranh 1812, Fulton được giao cho công việc đóng chiếc tầu chiến đầu tiên. Thực ra đây là một con tầu với hai vỏ tầu đặt cạnh nhau và bánh xe guồng được đặt ở giữa, cạnh tầu được lắp các tấm thép. Về sau con tầu chiến này vẫn còn dở dang mặc dù chiến tranh đã chấm dứt và Fulton đã qua đời vào năm 1815.

3/ Tầu thủy dùng chân vịt.

Trong khi tại Hoa Kỳ các nhà tiên phong đang thử nghiệm về tầu thủy thì tại các nước khác, những tiến bộ cũng được thực hiện. Vào năm 1812, người Anh đã khánh thành việc chuyên chở bằng tầu thủy giữa Glasgow và Helensburgh, rồi hai năm sau nữa, 2 con tầu thủy bắt đầu xuôi ngược trên giòng sông Thames. Nhờ Stevens và Fulton chứng tỏ khả năng của tầu thủy nên những nhà phát minh bắt đầu tìm cách cải tiến về động cơ cũng như kiểu đóng tầu. Lúc đầu, những nhà kỹ thuật này bị ảnh hưởng bởi họa đồ và dụng cụ của các thuyền buồm vì thế vào lúc ban đầu, các tầu thủy đều có cột buồm và cánh buồm trong khi động cơ lại được coi là bộ phận phụ thuộc. Guồng đạp nước vẫn còn được xử dụng, sự chứng minh của Stevens về chân vịt đã bị người đời quên lãng.

Dần dần các cải cách cũng xuất hiện, vỏ tầu bằng gỗ được thay thế bằng sắt, sau lại bằng thép. Các động cơ càng ngày càng mạnh hơn và có hiệu lực hơn, các guồng nước được thay thế bằng chân vịt. Trong khi các cải tiến này đang được thực hiện thì tầu thủy cũng tăng dần về kích thước, về khả năng chuyên chở và tầm xa vận chuyển. Tất cả những tiến bộ này đã khiến cho ngành hàng hải xuyên đại dương phát triển.

Cuộc vượt biển đầu tiên bằng tầu thủy được thực hiện năm 1818 do tầu buồm Savanna chở thư từ và hàng hóa. Con tầu này đã chạy trên hải trình New York - Le Havre. Tầu Savanna được lắp động cơ và guồng đạp nước với tính cách phụ và trong 80 giờ chuyển vận, động cơ hơi nước đã được dùng để tăng thêm tốc độ cho tầu.

Nhưng danh dự chính đáng về vượt đại dương bằng năng lực hoàn toàn của hơi nước phải được dành cho con tầu Curacao, một chiếc tầu thủy Hòa Lan khởi hành từ Rotterdam để đi tới West Indies vào năm 1827. Trong vòng 10 năm, nhiều con tầu khác đã hoàn thành nhiều cuộc vượt biển đầy nguy hiểm và càng ngày, thời gian di chuyển càng ít hơn. Đáng ghi nhớ nhất là thời gian kỷ lục 25 ngày vượt biển Đại Tây Dương của con tầu Royal William, do Sammuel Cunard và các cộng sự viên đóng xong trong vào năm 1883 tại Quebec. Những cuộc vượt biển này đã chứng tỏ rằng tầu thủy chạy trên biển thích hợp hơn chạy trên sông, và nhiều công ty được thành lập để đóng tầu dùng trong các chuyến đi thông thường.

Vào năm 1838, Công Ty Hàng Hải Hơi Nước Anh Mỹ (the British and American Steam Navigation) bắt đầu hoạt động với con tầu Sirius trọng tải 703 tấn. Các động cơ hoàn hảo hơn cũng xuất hiện dần, cho phép tầu đi được các chặng đường xa hơn, lại chở nhiều hơn về hành khách và hàng hóa. Thời gian vượt biển cũng được thu ngắn và kỷ lục là 15 ngày với con tầu Great Western, trọng tải 1440 tấn, do công ty Cunard Line thành lập năm 1840.

Mặc dù vào thời kỳ này, vận tốc của tầu đã đạt được 9 hải lý một giờ nhờ các động cơ mạnh hơn, phần lớn các con tầu thủy vẫn dùng buồm để lợi dụng sự xuôi gió. Trong khi bánh xe guồng chứng tỏ sự thích hợp trong việc xử dụng trên sông hồ thì người ta lại thấy cách đẩy này không hiệu quả và bất tiện với loại tầu thủy đi biển. Trước đó nhiều năm, chân vịt đã được dùng tại con tầu Clermont chạy trên sông Hudson. Năm 1836, chân vịt đã được hai nhà phát minh cầu chứng tại hai nơi riêng biệt : đó là hai ông F. P. Smith người Anh và John Ericsson người Thụy Điển, quốc tịch Hoa Kỳ. Nhiều cuộc thí nghiệm với những con tầu nhỏ lắp chân vịt đã chứng tỏ rằng khi dùng chân vịt con tầu vừa có thêm sức mạnh, vừa tiết kiệm được nhiên liệu hơn dùng bánh xe guồng.

Thực ra, ưu điểm về chân vịt chỉ được chứng tỏ khi có con tầu Great Britain hạ thủy tại Bristol vào năm 1844. Đây là một con tầu lớn, dài 96 mét và trọng tải 3,440 tấn. Tầu được trang bị động cơ 4 xy lanh 200 mã lực nên đã chạy với tốc độ 12 hải lý một giờ. Ngoài việc xử dụng tới chân vịt, vỏ tầu lại được đóng bằng sắt, tất cả những ưu điểm này đã khiến cho con tầu mang danh hiệu "cách mạng".

Từ năm 1856, các con tầu thủy của Hoa Kỳ vẫn còn dùng bánh xe guồng. 9 năm về trước, hai con tầu Herman và Washington trọng tải 1850 tấn đã được cho chạy giữa Bremen và New York, rồi vài năm sau lại có thêm hải lộ New York - Le Havre. Các đội tầu biển bằng gỗ và dùng guồng được thành hình, lúc đầu nhận được tiền trợ cấp của chính phủ nhưng sau nhiều tai nạn, tiền trợ cấp bị khước từ. Khi các tầu thủy đóng bằng gỗ và dùng guồng biến dần trên Đại Tây Dương thì làn sóng di dân sang châu Mỹ tăng lên. Vì thế bắt đầu từ năm 1850, nhiều con tầu tân tiến được đóng cho các công ty North German Lloyd, Hamburg-American Lines, British-Inman Line và Cunard Line để chở một số đông hành khách. Những con tầu này có vỏ bằng sắt và đều dùng chân vịt.

Một biến cố lớn lao nhất trong lịch sử đóng tầu là sự chế tạo thất bại của con tầu Great Eastern. Con tầu này được đóng để giao thương với châu Úc và Viễn Đông nên được lấy mẫu căn cứ vào con tầu Great Britain. Tầu Great Eastern dài hơn 180 mét, trọng tải 18,900 tấn và để cho chắc chắn về sức đẩy, tầu dùng cả bánh xe guồng vận chuyển do một động cơ 3,400 mã lực cùng với chân vịt quay bởi một động cơ khác mạnh 4,800 mã lực. Tầu được hạ thủy vào năm 1851 nhưng bị mắc cạn ngay khi chạm nước. Công ty đóng tầu bị phá sản. Rồi con tầu này được bán đi để chạy trên Đại Tây Dương nhưng đây là điều không thích hợp khi con tầu trải dây cáp qua đại dương.

Càng ngày các nhà kỹ thuật càng tìm cách cải tiến tầu thủy, làm sao tiết kiệm được nhiên liệu và tăng thêm sức mạnh. Từ năm 1854, động cơ kép được áp dụng vào tầu thủy. Chân vịt kép cũng được dùng từ năm 1862 rồi tới loại chân vịt 3 lớp và 4 lớp.

Sau khi Sir Charles Algernon Parsons phát minh ra động cơ turbine, thì con tầu đầu tiên được lắp loại động cơ này là Turbinia. Con tầu này được đóng tại xưởng Clyde vào năm 1894 và đã chạy với vận tốc 34 hải lý một giờ. Năm 1905, con tầu Carmania trọng tải 19,000 tấn được lắp động cơ turbine. Sự thành công về loại động cơ này khiến cho người ta đóng tiếp hai con tầu biển nữa là Mauretania và Lusitania. Tầu Mauretania trọng tải 31,900 tấn, có động cơ turbine 68,000 mã lực và chân vịt 4 lớp, đã đạt được tới vận tốc 25 hải lý một giờ. Con tầu xuyên đại dương này đã giữ kỷ lục trong 22 năm liền.

Ngoài động cơ turbine, các nhà kỹ thuật còn dùng động cơ diesel vào tầu thủy. Từ năm 1903, con tầu Anh Wandal đã dùng động cơ diesel để phát điện. Lúc đầu các động cơ diesel chỉ được dùng cho loại tầu chở hàng hóa nhưng từ năm 1924, các con tầu chở khách cũng được lắp loại động cơ này. Con tầu lớn đầu tiên dùng động cơ diesel là chiếc Gripsholm đóng xong vào năm 1925. Hai năm sau, động cơ diesel lại được dùng cho con tầu Augustus trọng tải 32,000 tấn của công ty Navigazione Generale Italiana.

Từ năm 1930, động cơ diesel được dùng cho hầu hết các con tầu thủy và mặc dù không còn khói như trước kia, ống khói cổ truyền trên tầu vẫn không bị bỏ hẳn vì còn được dùng vào việc làm thoát hơi vào trong không khí.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jun 05, 2011 6:36 am; sửa lần 2.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Empty TIỀM NĂNG VÀ CÁC THẾ MẠNH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 10:23 am

[img]Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Nhatra10[/img]
Những năm đầu thế kỷ 21, du lịch Khánh Hòa đã có bước đột phá và phát triển với những chiến lược hợp với xu thế hội nhập của ngành công nghiệp không khói rất ấn tượng được ví như “nàng tiên” đang được đánh thức.[/JUSTIFY]
Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi: cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà nên du lịch Khánh Hoà phát triển mạnh, được Tổng cục Du lịch xác định là một trong các Trung tâm du lịch của cả nước. Du lịch sinh thái biển - đảo kết hợp với sinh thái rừng là đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách với những địa danh như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, suối nước nóng Dục Mỹ, thác Giăng Bay… Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Hàng năm khách du lịch đến tỉnh lên đến 670.000 lượt, trong đó có 270.000 khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm 15%.
Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới đã kết nạp vịnh Nha Trang làm thành viên thứ 29 của tổ chức này. Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ ở bãi cát mịn, nước biển xanh, sóng êm, mà còn ở những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi, lãng mạn không kém PhuKhet của Thái Lan, hoặc Cannens ở miền Đông nước Pháp.
Với lợi thế của hệ thống các đảo, núi, vịnh và bãi biển đã tạo cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn. Nhiều dự án lớn về du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã và đang đi vào hoạt động như: Khu du lịch Hòn Ngọc Việt 5 sao, Khách sạn Sunrise 5 sao; ngoài ra Khu nghỉ mát cao cấp và sân golf Rusalka-Bãi Tiên, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch sinh thái Evaron Hideaway at Mandara sắp đưa vào khai thác… Đến nay đã có rất nhiều dự án đầu tư vào các khu du lịch Bãi Dài-Cam Ranh và vịnh Vân Phong-Vạn Ninh.
Hình ảnh
Du lịch sinh thái kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là những loại hình du lịch phong phú đặc biệt là Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà. Từ loại hình tắm bùn khoáng vô cơ đầu tiên duy nhất tại Việt Nam, Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà là nơi đem đến những khám phá thú vị về các loại hình du lịch, chữa bệnh độc đáo từ những sản phẩm thiên nhiên kết hợp với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của con người kết hợp du lịch với chữa bệnh, nghĩ dưỡng; Dù lượn trên biển, môtô nước, lướt ván, ca nô, thuyền buồm là các trò chơi thể thao trên biển hấp dẫn đu khách.
Đến cuối năm 2004, toàn tỉnh có 274 cơ sở lưu trú, với 6231 phòng, 13.073 giường (111 khách sạn đã được xếp hạng từ 1-5 sao); thu hút gần 4.637 lao động tham gia. Cùng với 26 đơn vị, cơ sở lữ hành đang hoạt động (có 7 đơn vị, cơ sở lữ hành quốc tế); 61 đơn vị, cơ sở kinh doanh vận chuyển với hơn 150 đầu xe và 100 tàu thuyền các loại; 69 đơn vị, cơ sở vui chơi-giải trí (riêng dịch vụ lặn biển có 20 đơn vị, cơ sở). Với những điều kiện địa lý, thiên nhiên rất thuận lợi cùng điều kiện cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, một tương lai không xa Nha Trang-Khánh Hòa sẽ trở hành một phố du lịch-hội chợ-hội nghị, hội thảo khu vực và quốc tế.
Thuỷ sản
Vùng biển Khánh Hoà có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Với hơn 520 km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo, hơn 72 hòn đảo lớn nhỏ, 1.658 km2đất ngập nước, hơn 10.000 km2thềm lục địa… đó là quỹ mặt nước có tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế thủy sản nhiệt đới - một trong những nguồn lực kinh tế của tỉnh Khánh Hòa.
Hình ảnh
Trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, toàn ngành hiện có 4995 tàu với công suất 127.260 CV, trong đó có hơn 200 chiếc có công suất lớ để tham gia đội tàu khai thác hải sản. Những loại hải sản có trữ lượng lớn là: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cua, ghẹ... Bên cạnh đó một số loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao được nuôi trồng và phát triển như: ngọc trai, rong sụn, cồi mai, cá mú, ốc hương, vẹm xanh, hải sâm… Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 7.500 Ha, sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn.
Khánh Hòa được xem là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh bậc nhất của cả nước. Đặc biệt với quan điểm xuất khấu thủy sản là đòn bẩy, động lực phát triển của toàn ngành nên những năm qua tỉnh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, phát triển cả về năng lực và công nghệ chế biến, tạo công ăn việc làm cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 40 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có hơn 25 nhà máy đông lạnh và công suất cấp đông là 400 tấn/ngày, 4 nhà máy được cấp code xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, một nhà máy được cấp giấy chứng nhận HACCP và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Khánh Hòa còn có các cơ sở và đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành (như Viện Hải dương Học, Đại học Thuỷ sản) để phát triển tôm giống nên Bộ Thuỷ sản đã đặt tại đây Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III và đang xây dựng vùng nuôi tôm giống tập trung để cung cấp cho cả nước.
Tận dụng các thế mạnh, tiềm năng thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống ngư dân ven biển, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đóng, sửa tàu thuyền - Cảng biển
Hiện ở Khánh Hoà có 2 nhà máy lớn đóng mới và sữa chữa tàu biển tại Ninh Hoà và Nha Trang, chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh; ngoài ra còn có nhiều cơ sở đóng tàu gỗ để đánh bắt hải sản. Đặc biệt Công ty liên doanh tàu biển Hyundai Vinashin có khả năng đóng mới tàu có trọng tải đến 80.000 tấn và sữa chữa các loại tàu biển lên tới 400.000 tấn, cũng như đóng mới và sửa chữa các dàn khoan- khai thác dầu mỏ lớn, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ.v..v..
Hệ thống cảng biển: ngoài các cảng biển hiện nay như Nha Trang, Ba Ngòi, Hòn Khói và 1 khu vực để trung chuyển dầu, thì tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container là rất lớn. Đến nay Quy hoạch xây dựng hệ thống cảng trung chuyển quốc tế tại bán đảo Hòn Gốm - Vịnh Văn Phong đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự án đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư, huy động nhiều nguồn lực. Khu vực quy hoạch Cảng trung chuyển container có vị trí gần đường hàng hải quốc tế nhất, là khu vực tránh bão tốt nhất cho tàu thuyền quốc tế, luồng lạch vào ra rộng nhất, kín gió và độ sâu tốt nhất Việt Nam (từ 15 đến 26m sâu).
Ngành sợi - dệt –may
[JUSTIFY]Hiện nay Khánh Hoà có 10 công ty sản xuất trong lĩnh vực sợi dệt may với năng suất kéo sợi đạt 12.000 tấn/năm; năng suất dệt 10 triệu m vải/năm; dệt kim đạt trên 3.000 tấn/năm; trên 30 dây chuyền may, công suất 10 triệu sản phẩm/năm; Dây khoá kéo có công suất 20 triệu m/năm…Tuy còn rất nhỏ nhưng với những hạt nhân này, Khánh Hoà mong muốn sẽ xây dựng một trung tâm sợi - dệt – may của khu vực Nam Trung bộ [img]Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy 10997511[/img] [img]Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Nha-tr10[/img]
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Empty Đoàn Khoa

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 10:24 am

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Empty Danh sách cán bộ

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 10:25 am

Danh sách cán bộ KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY
Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 Tháng 7 20, 2010 8:33 pm
Ngoại tuyến
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Đến từ: NHA TRANG UNIVERSITY
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 37 lần
1 Nguyễn Văn Ba banv@ntu.edu.vn
2 Lê Xuân Chí KTX Trường DH Thủy sản chilx@ntu.edu.vn
3 Chu Hữu Dân danch@ntu.edu.vn
4 Nguyễn Thị Dinh 39/37 Đoàn Trần Nghiệp - Vĩnh Phước - Nha Trang - dinhnt@ntu.edu.vn
5 Đặng Hồng Đông Tổ 4 khóm Phan Bội Châu - TT Diên Khánh - KH dongdh@ntu.edu.vn
6 Mai Sơn Hải haims@ntu.edu.vn
7 Ngô Thị Thu Hạnh 39/11 Đoàn Trần Nghiệp - Nha Trang - Khánh Hòa hanhntt@ntu.edu.vn
8 Lê Bá Khang 57B Củ Chi - Vĩnh Hải - Nha Trang - Khánh Hòa khanglb@ntu.edu.vn
9 Phùng Minh Lộc locpm@ntu.edu.vn
10 Nguyễn Đình Long 6/2 Phước Huệ - Vĩnh Hải - Nha Trang - Khánh Hòa longnd@ntu.edu.vn
11 Nguyễn Quang Minh 22/7 Bạch Đằng - Nha Trang minhnq@ntu.edu.vn
12 Quách Hoài Nam 24/6 Nguyễn Đình Chiểu - Nha Trang - Khánh Hòa namqh@ntu.edu.vn
13 Bùi Văn Nghiệp 11C Âu Cơ, Nha Trang nghiepbv@ntu.edu.vn
14 Phan Thanh Nhàn nhanpt@ntu.edu.vn
15 Phạm Thanh Nhựt 94/3 Trường Phúc, Vĩnh Phước, Nha Trang nhutpt@ntu.edu.vn
16 Huỳnh Lê Hồng Thái thaihlh@ntu.edu.vn
17 Trần Gia Thái 15B Lê Chân - Phước Tân - Nha Trang - Khánh Hòa thaitg@ntu.edu.vn
18 Mai Thắng Củ Chi - Vĩnh Hài - Nha Trang - Khánh Hòa thangm@ntu.edu.vn
19 Nguyễn Chí Thanh thanhnc@ntu.edu.vn
20 Dương Tử Tiên tiendt@ntu.edu.vn
21 Trần Hưng Trà trath@ntu.edu.vn
22 Hồ Đức Tuấn 33 Đặng Tất, Vĩnh Hải, Nha Trang tuanhd@ntu.edu.vn
23 Huỳnh Văn Vũ vuhv@ntu.edu.vn
24 Nguyễn Thái Vũ 39/24 Đoàn Trần Nghiệp - Nha Trang - Khánh Hòa vunguyenthai@ntu.edu.vn
25 Nguyễn Thanh Vũ vunguyenthanh@ntu.edu.vn
26 Vũ Văn Xứng 24/6 Nguyễn Đình Chiểu - Vĩnh Phước - Nha Trang xungvv@ntu.edu.vn
27 Phạm Tuấn Anh 66 Nguyễn Biểu B- Vĩnh Hải- Nha Trang anhpt84@ntu.vn
27 Huỳnh Văn Nhu nhuhv@ntu.vn
27 Nguyễn Tấn Toàn Thôn2, Diên Phú, Nha Trang toannt@ntu.vn
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy Empty Re: Lịch Sử Phát triển của Tàu Thủy

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết