50DT2Chinh Phục Con Tàu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư

Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:17 am

(Zing) – “Vì sao bạn bỏ công việc trước?”, “Lý do anh/chị muốn làm cho chúng tôi?”… nghe rất quen thuộc, nhưng hoàn toàn không dễ để đưa ra câu trả lời "ăn điểm".


Có những câu hỏi nghe rất quen thuộc trong các buổi phỏng vấn xin việc, nhưng không phải câu trả lời nào cũng dễ "ghi điểm" trước ban tuyển dụng.

1. “Điểm yếu của bạn là gì?”: “Đừng hiểu câu này theo nghĩa đen rồi đi thẳng vào giải thích cặn kẽ những điểm yếu của bạn”, Joen Challenger – CEO của công ty tư vấn toàn cầu Challenger, Gray & Christmas, Inc. – nhắc nhở. Ông khuyên hãy lấy một điểm yếu dạng tiềm năng và lồng vào nó điểm nhấn tích cực.

Gợi ý trả lời: “Tôi có thiên hướng tỉ mỉ và trong một số ngành nghề, điều đó có thể không phù hợp. Nhưng với vị trí làm sổ sách ở đây, tôi nghĩ đặc điểm này thật sự sẽ giúp tôi trội hơn các ứng viên khác”.

2. “Anh/chị sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?”: Theo Challenger, những loại câu hỏi mang tính giả thuyết dạng này có thể gây “nguy hiểm” cho bạn. Trước tiên, ban tuyển dụng có thể không thích câu trả lời của bạn, nhưng nếu họ ưng ý, có khả năng họ sẽ... “chôm” ý tưởng đó. Chuyện như vậy đã xảy ra với June Sullivan khi cô dự phỏng vấn cho cho vị trí giám đốc tại một cơ sở chăm sóc dài hạn. Lúc được hỏi về các ý tưởng marketing, June hăng hái trình bày toàn bộ kế hoạch của mình. Kết quả, cô không được nhận vào làm nhưng sau đó lại nhận ra phần nào kế hoạch này đã được công ty ấy triển khai.

Gợi ý trả lời: “Tôi nghĩ ông/bà có thể nâng cao nhận thức về sản phẩm công ty bằng cách đưa ra một số chiến lược marketing tận dụng quảng cáo, thư trực tiếp hoặc sự sắp xếp với giới truyền thông”.

3. “Sao anh/chị lại bỏ công việc trước?”: Một lần nữa, Challenger gợi ý các ứng viên bày tỏ mọi thứ theo khía cạnh tích cực. Một cuộc phỏng vấn không phải là thời điểm để “lau chùi vết nhơ” trong công việc trước đó của bạn.

Gợi ý trả lời: “Công ty cũ không phải là nơi thích hợp lắm cho bản tính ưa sáng tạo của tôi. Nhưng điều tôi học hỏi được chính là mọi chỗ đều có những đặc trưng riêng biệt như tính cách của con người vậy. Giờ tôi biết mình phải tập trung tìm việc ở những nơi đánh giá cao khả năng tư duy độc lập và các biện pháp sáng tạo”.

4. “Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?”: Những câu hỏi kiểu này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty đó ở nhà trước lúc đến dự phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: “Tôi muốn trở thành thành viên của một công ty toàn cầu, mà chỉ trong năm qua đã đầu tư 1,4 triệu đô-la vào việc nghiên cứu và phát triển quy trình công nghiệp thân thiện với môi trường”.

5. “Nói cho tôi nghe về bản thân anh/chị đi!”: Đây là cơ hội để bạn “tỏa sáng” nhưng không phải là lúc tường trình tiểu sử đời mình. Nên bắt đầu bằng cách nêu ra những nét nổi bật cùng các thành tích liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển. Đừng đào sâu vào thông tin cá nhân trừ khi nó giúp ích cho cuộc cạnh tranh xin việc của bạn.

Gợi ý trả lời: “Tôi sáng tạo và tháo vát. Tôi từng làm sales manager trong 5 năm qua và đã phát huy óc sáng tạo để nghĩ ra những cách khích lệ độc đáo nhằm giữ “lửa” cho nhân viên. Vì thế, đội của tôi luôn giành được nhiều phần thưởng từ công ty”.

6. “Thử kể tôi nghe về người sếp đáng ngán nhất của anh/chị xem nào!”: Hãy bình tĩnh và đừng để cách “xúi giục” này buộc bạn phải trút ra bất kì nỗi thất vọng nào đã thuộc về quá khứ.

Gợi ý trả lời: “Không có cấp trên nào trước đây của tôi tệ cả, nhiều người còn giúp tôi học hỏi những điều có ích”.

7. “Mục tiêu của anh/chị là gì?”: Cách trả lời hay nhất cho câu hỏi này là lặp lại mục tiêu nghề nghiệp bạn đã ghi trong CV. Nhớ nhấn mạnh đến mong muốn trở thành một phó giám đốc marketing hoặc sở hữu công ty riêng...

Gợi ý trả lời: “Tôi muốn làm việc cho công ty trẻ, chẳng hạn như nơi đây, để có thể xây dựng mọi thứ từ nền móng và tận dụng tất cả cơ hội mà một công ty đang trong quá trình lớn mạnh đưa ra”.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty 10 bí quyết để diễn thuyết thành công

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:18 am

Trước khi diễn thuyết bạn cảm thấy hơi căng thẳng cũng là lẽ tự nhiên và đôi khi cũng có lợi. Điều này chứng tỏ là bạn đang mong muốn và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc của mình. Song, căng thẳng quá sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết làm thế nào khống chế tinh thần căng thẳng để buổi diễn thuyết đạt hiệu quả như mong đợi.

1. Làm quen với hoàn cảnh: Tranh thủ thời gian để tìm hiểu hoàn cảnh bạn cần diễn thuyết. Đến sớm một chút và làm quen với sân khấu.

2. Làm quen với người nghe: Khi người nghe đi vào hội trường hãy tỏ ý chào và làm quen với họ. Diễn thuyết trước những người quen sẽ tốt hơn nhiều khi diễn thuyết trước những người xa lạ.

3. Thuộc bản thảo: Nếu bạn không thuộc bản thảo hoặc không hài lòng với bản thảo của mình thì cảm giác căng thẳng sẽ càng năng hơn. Hãy tập diễn thuyết bản thảo của mình và sửa chữa những chỗ cần sửa.

4. Thả lỏng bản thân: Làm một vài động tác để thả lỏng thần kinh đang căng thẳng.

5. Thiết tưởng mình đang trong cảnh diễn thuyết: Hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Nếu có thể tưởng tượng ra thành công của mình thì bạn nhất định sẽ thành công.

6. Cần ý thức được những người ngồi dưới lắng nghe bạn đang rất mong bạn sẽ thành công: Người nghe hy vọng lời nói của bạn lời nói của bạn tự nhiên, có hồn, thúc giục người ta phải chú ý lắng nghe.

7. Không nên xin lỗi: Nếu bạn xin lỗi người nghe vì sự căng thẳng của bạn hay vì bất kỳ một lỗi nào trong bài diễn thuyết thì có thể bạn đã vô tình thu hút sự chú ý của người nghe vào khuyết điểm đó, vô tình nhắc nhở người nghe chú ý đến những cái mà thực chất họ không ý thức đến. Đối với việc này bạn tuyệt đối không nên.

8. Tập trung sự chú ý vào nội dung chứ không phải là hình thức: Hãy đem sự chú ý của bạn từ nội tâm giải thoát ra ngoài, và đặt chúng vào nội dung diễn thuyết và người nghe. Nhờ đó cảm giác căng thẳng của bạn sẽ dần dần biến mất.

9. Biến sự căng thẳng trở thành động lực tích cực: Cần khống chế tâm trạng căng thẳng của mình và biến nó thành sinh lực và lòng nhiệt tình.

10. Tích lũy kinh nghiệm: Kinh nghiệm sẽ mang lại sự tự tin, tự tin là mấu chốt để nhận được thành công. Hãy tham gia câu lạc bộ những người chủ trì, bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm cần thiết.

Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty 9 câu nên "hỏi ngược" nhà tuyển dụng

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:19 am

xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng càng cao. họ không chỉ yêu cầu về chuyên môn, mà còn rất quan tâm đến thái độ, cách ứng xử, và sự chủ động của nhân viên...


Thật ra, đa phần nhà tuyển dụng lun thik những nhân viên thật sự "active", dám nói ra những suy nghĩ, đề nghị của mình....


Nhưng tâm lý chung của con người là mún đảm bảo sự an toàn cho mình, k mún làm trái ý xếp, nên thường cứ im lặng làm đúng những gì thuộc trách nhịm của mình một cáchc bị động


Chính điều đó là mất đi sự tự tin và khả năng sáng tạo của bạn...

Tại sao bạn k thử đặt ngược lại một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng??
Biết đâu, nó sẽ mở ra cho bạn một cơ hội mới


pà kon đọc bài này thử nhoa:



Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…Tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ.


hầu hết các ứng viên sau khi trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay phần là để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân mình.

Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi nhân viên đã chọn giải pháp này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.”

Dù bạn có lặng thinh bởi vì bạn sợ những bối rối hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình.

“Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith Onderick-Harvey, Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting nói. “Các câu hỏi về mục tiêu và ưu thế của doanh nghiệp, vai trò của bạn trong việc đạt được những mục tiêu này và yêu cầu phản hồi của sếp để thể hiện rằng bạn đã quan tâm đến sự nghiệp của mình, đến công ty chứ không phải chỉ có riêng công việc”.

Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian.

"Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?"
Các nhân viên thường quên rằng thành quả của họ cần phải được đánh giá đúng mức trong công ty và so với các vị trí khác. Để biết được công việc của bạn có hiệu quả ra sao, bạn nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng. Hãy thử tìm hiểu xem, liệu anh ấy có thích các con số không, hay là thích những kết quả, hay là muốn biết xem bạn đạt được những thành công đó như thế nào. Sau đó, dựa trên công việc sắp tới để bạn có thể bạn có thể đưa ra những ưu tiên cho câu hỏi.

“Tôi cần phát triển để được thăng tiến trong sự nghiệp ở vị trí nào?”

Câu hỏi này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có thể nắm chắc được tương lai cho mình và không chờ đợi ai đó giúp đỡ hoặc điều khiển. Nếu bạn có thể gắn những mục tiêu của mình, của công ty với những kinh nghiệm cần có của bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.

“Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?”

Đừng quá quan tâm tìm kiếm những điểm yếu mà bạn quên đi những điểm mạnh của mình. Câu hỏi này không phải là lý do để tìm kiếm một lời khen từ phía nhà tuyển dụng mà nó là cơ hội để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn hướng cho mình một con đường đi để mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

“Những đánh giá về thành quả được quản lý như thế nào và ai là người phụ trách công việc này?”

Các câu hỏi cơ bản như kiểu này thực sự quan trọng đối với thành quả của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được mình được đánh giá kết quả theo cách nào, mức độ thường xuyên ra sao hoặc là chúng có ảnh hưởng đến nhiệm vụ hằng ngày của bạn như thế nào.

“Để phát triển, tôi có những lựa chọn nào?”

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng câu hỏi này không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc nhưng thực sự nó có giá trị trong vài năm sau đó nếu bạn được tuyển dụng. Bạn cần biết rằng, bất cứ lúc nào cũng có rất nhiều cơ hội cho bạn nếu bạn muốn thăng tiến. Một khi bạn biết được sự lựa chọn của mình, bạn có thể quyết định xem bước đi tiếp theo của mình là gì và nó có phù hợp cho vị trí mới này không hay là cần phải tìm kiếm một công việc khác trong tương lai.

“Tôi hiểu điều này có đúng không?”

Khi bạn nhận một dự án nào đó, bạn phải chắc rằng mình thấu hiểu nhiệm vụ và vai trò của bạn trong đó là gì. Hãy hỏi sếp để chắc chắn bạn hiểu được mọi điều và hiểu những dự định của anh ấy. Nếu bạn đặt ra câu hỏi không đúng, bạn có thể bị lệch ra khỏi con đường sự nghiệp của mình.

“Tôi có thể làm gì để giúp anh?”

Câu hỏi đơn giản này thực sự quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Thậm chí nếu bạn không thể, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những đề nghị của bạn. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn các ứng viên thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc.

“Điều gì ưu tiên quan trọng nhất mà bây giờ tôi phải làm?”

Người phỏng vấn thường không hỏi bạn câu hỏi này bởi vì chưa dám chắc các nhân viên sợ có khả năng. Thực sự thì câu hỏi này thể hiện sự quan tâm của bạn về trách nhiệm và mục tiêu công việc. Khi bạn có một số dự án và sếp lại giao cho bạn nhiều hơn khối lượng công việc bình thường thì bạn phải biết cách để giảm bớt khó khăn đó.

Nhớ rằng, mọi nhà tuyển dụng đều muốn nghe các nhân viên nói rằng họ quan tâm đến việc tìm mọi cách để công ty phát triển.

“Tôi có thể đảm nhiệm công việc này chứ?”

Có rất nhiều nhân viên ngại quan tâm đến thái độ của các nhà tuyển dụng và luôn để cho họ quyết định chứ không bao giờ dám thẳng thắn chủ động đề nghị quyết định. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên có thể dám đảm bảo nhận công việc này chứ không chờ đến bốn chữ “anh (chị) được tuyển dụng”.

(Theo Careerbuilder)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty Những kỹ năng giao tiếp mà bạn cần biết!

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:20 am

Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.
Ngôn ngữ cơ thể
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
Nói ra suy nghĩ
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.
Đào sâu
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.
Những kỹ năng cần có
Biết lắng nghe
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
Tôn trọng những điểm khác nhau
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Gặp nhau ở điểm giữa
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.
Xem xét lại quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.
Theo VTV
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty Ba lời khuyên giúp bạn thành công khi nói trước đám đông

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:21 am

Hình ảnh
Đã là người, ai cũng mong có ngày thành công, làm ông này bà nọ. Mà đã là ông này, bà nọ thì trước sau gì cũng một lần nói trước đám đông. Năm người, bảy người, mười người là chuyện nhỏ nhưng vài chục, vài trăm người thì chưa chắc đã nhỏ. Thậm chí, nếu làm chức to một tí, nói chuyện trước vài ngàn người cũng không phải là không có. Nhưng không phải ai cũng có khả năng nói chuyện trước đám đông, ngay cả những người tưởng như là chuyên nghiệp như “giáo viên”. Hôm nay, PTĐL mạn phép chia sẻ 3 lời khuyên nho nhỏ dành cho những ai đã, đang và sắp sửa phải nói trước một đám đông, đặc biệt là các đồng nghiệp. Đây cũng là kinh nghiệm đã được các đàn anh đi trước truyền lại. Rất mong nhận được sự đóng góp và góp ý của mọi người. Xin đa tạ.

Hình ảnh

1. Bạn có QUYỀN ĐƯỢC NÓI: Không gì tệ bằng việc mất tự tin khi nói trước một tập thể đông người. Bạn toát mồ hôi, bạn run rẩy, bạn hồi hộp, bạn lo lắng, bạn sợ hãi. Đó là những dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Đừng lo, không chỉ một mình bạn như thế mà rất nhiều người như thế. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin đó là bạn không chắc về quyền được nói của mình.
Tôi thường thấy nhiều người đứng trước đám đông thì run lẩy bẩy nhưng khi nói chuyện với bạn bè thì hùng hổ, liến thoắng. Đó là vì có một sự khác biệt trong nhận thức của họ: họ tin rằng với bạn bè, họ có quyền nói thoải mái còn với tập thể kia, họ không nên và không có quyền nói vì không có ai muốn nghe họ nói hoặc người ta đang chờ họ nói sai để “ăn thịt” họ. Nhưng thực ra những suy nghĩ đó là sai lầm.
Bạn là một tổ trưởng cần trình bày một kế hoạch hành động của đội sắp tới, bạn có quyền được nói. Bạn là một giám đốc muốn phổ biến một chương trình hoạt động mới cho nhân viên, bạn có quyền được nói. Bạn là một giáo viên đang giảng một bài học mới cho học sinh, bạn có quyền được nói.
Bạn có quyền được nói cho những người đang có nghĩa vụ phải lắng nghe bạn. Bạn đứng đối diện, một mình bạn mặt đối mặt với hàng trăm con người, họ đang chờ nghe bạn nói và họ trao cho bạn quyền được nói. Vậy thì cớ gì bạn lại không tự tin? Có nhiều người đang chờ nghe bạn nói, vậy tại sao bạn không nói? Bạn có quyền nói tại sao bạn lại ngại ngùng? Chẳng lẽ bạn đợi khi mất đi quyền đó bạn mới nói?
Hãy tin rằng bạn đang nói thì sẽ có người lắng nghe và người ta đang chờ xem bạn nói gì và mang đến cho họ những thông tin gì một cách tích cực. Bạn có quyền nói và bạn hãy nói đi.

Chỉ có những con bò mới nói “những điều không thật”

Ở phần trước, tôi đã nói về lời khuyên thứ nhất: Hãy tin rằng Bạn có quyền được nói. Nhưng khi bạn có cái quyền đó rồi, bạn tin vào quyền đó rồi, vấn đề tiếp theo là bạn sử dụng quyền ấy thật hiệu quả (để lần sau người ta còn trao cho bạn quyền đó nữa). Không có cách nào hiệu quả bằng cách bạn hãy tin vào những điều mình nói.

2. Bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ: Niềm tin đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn trình bày một vấn đề nào đó. Không chỉ tự tin vào bản thân mình mà bạn còn phải tin vào những điều bạn sắp nói. Tin vào nó, bạn mới có tự tin để thuyết phục người khác tin nó. Nếu bạn còn chưa chắc chắn hay còn chưa rõ, đừng nói, dù cho bạn có quyền đó. Vì khi đó mỗi lời bạn nói ra, sẽ là một con dao đâm ngược trở lại bạn.
Bạn đang là một giám đốc đang trình bày về kế hoạch tháng tới của công ty, bạn phải tin rằng kế hoạch đó là khả thi, là thích hợp, là động lực để công ty phát triển. Bạn tin tưởng như thế, nhân viên cũng sẽ tin tưởng như thế. Bạn tin tưởng như thế, bạn sẽ không thể chịu được cảm giác nhân viên không có lòng tin vào kế hoạch đó và bạn sẽ tìm mọi cách để nhân viên chịu tin và thế là nhân viên của bạn đã bị (được) bạn thuyết phục.
Bạn là một giáo viên, bạn tin tưởng vào những hiện tượng, những định luật, những công thức mình đang giảng dạy. Trong khoa học có thể có sự nghi ngờ nhưng trong giảng dạy mọi thứ phải chắc chắn. Bạn tin và hiểu những kiến thức đó thì học sinh mới có thể tin và hiểu sơ sơ. Bạn tin tưởng chắc chắn và hiểu rõ ràng một cách chắc chắn thì học sinh sẽ tin và hiểu thật sự. Ngược lại, sẽ là một sự nguy hiểm khi một ông giáo đứng trên lớp mà còn chưa tin vào những điều mình giảng dạy. Đó không dừng lại ở sự lố bịch mà còn là mối nguy “ngu cả một thế hệ” (Mr. Long)
Tôi có một ví dụ thế này: bạn hãy nói Mặt trời mọc ở đằng Đông. Rất dễ đúng không? Không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là vì bạn tin vào điều đó. Còn bây giờ hãy thử nói: Mặt trời mọc ở đằng Tây… Ngượng ngùng phải không? Vì sao thế? Vì bạn chưa tin điều đó. Nhưng nếu giả sử bạn leo lên con tàu vũ trụ và bay ngược hướng tự quay của trái đất, bạn sẽ thấy mặt trời mọc ở đằng tây. Lúc ấy bạn sẽ nói điều đó thật dễ dàng.
Tôi còn nhớ khi tôi đi làm cho chương trình “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”, ông giám đốc Wrigley Vietnam đã yêu cầu chúng tôi phải nhai sing gum trong suốt buổi họp để chúng tôi tin rằng “Nhai sing-gum giúp tăng 40% lượng oxy lên não và có ích cho tập trung” (không có ý quảng cáo đâu nhe!!! Nhưng nếu Wrigley chịu trả tiền thì tui cũng lấy ) để vài ngày sau đó, chính chúng tôi sẽ đi nói cho các em học sinh THPT và sinh viên các trường ĐH về điều đó.
Bạn hãy tin vào những điều bạn sắp sửa nói. Nếu chưa tin, hãy làm mọi cách để có thể tin nó. Nếu vẫn chưa tin, đừng nói nữa. Nói nữa, bạn sẽ không tự tin đâu và chắc chắn bạn không thể thuyết phục mọi người tin bạn. Bài nói của bạn sẽ là một sự khủng hoảng. Và sau khi đã tin, hãy tìm cách nói để người khác tin bạn. Đó là vấn đề kỹ thuật thôi mà phải không? Một khi bạn đã tin, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có cách làm cho người khác tin.

3. Bạn THA THIẾT MUỐN NÓI điều đó.
Có biết vì sao tôi lại viết bài này không? Mặc dù tôi biết rằng, có không đến 20 người đọc được bài này và chưa chắc đến một nửa trong số đó tin vào những gì tôi viết. Nhưng tôi vẫn viết, vì tôi tin vào những điều này và tôi THA THIẾT muốn nói cho mọi người biết những gì tôi tin.
Tôi dùng từ tha thiết, chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy giống như tôi đang năn nỉ mọi người, làm ơn hãy nghe tôi nói đi. Không, tôi tha thiết mong muốn mọi người hãy nghe tôi nói bởi vì tôi biết rằng điều đó đúng, tôi tin nó và tôi muốn nói cho mọi người biết để mọi người tin nó. Điều đó thật sự thôi thúc tôi phải nói, phải tìm cách để truyền tải được những điều ấy đến cho mọi người.
Trở lại với người giám đốc muốn phổ biến kế hoạch cho nhân viên của mình. Tại sao ông ta phải làm như vậy? Tại vì ông ta muốn nói cho nhân viên biết, muốn họ hiểu, muốn trao đổi với họ, muốn họ làm theo những gì ông ta nói. Đó là động lực khiến ông ta cảm thấy thôi thúc, buộc phải nói với họ, buộc phải tìm ra những cách thích hợp để nhân viên của ông ta hiểu được kế hoạch đó.
Hay nói về người giáo viên, vốn tự tin vào quyền được nói và kiến thức của mình, nhưng cần hơn hết, đó là sự khao khát muốn được truyền thụ kiến thức của mình cho học sinh. Chính điều đó tạo nên niềm say mê trong giảng dạy, tạo nên động lực khiến người giáo viên phải liên tục tìm tòi những phương thức giảng dạy mới để sao cho học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng đó.

Hình ảnh

Lời khuyên thứ 3 này thật sự quan trọng. Tôi đã từng đi dự nhiều buổi thi thuyết trình và nhận ra một điều: có những bạn không có giọng nói hay, không có ngoại hình bắt mắt, không có nhiều thủ thuật khi thuyết trình nhưng tôi vẫn hiểu và bị thuyết phục bởi những gì các bạn ấy nói bởi vì tôi cảm nhận được sự tha thiết muốn nói, sự nhiệt huyết trong mỗi lời nói của họ.
Sự tha thiết được nói ấy xuất phát từ một tấm lòng muốn chia sẻ với mọi người, muốn cùng mọi người thực hiện những điều đó, muốn mọi người cùng tin vào điều đó.. Điều này hoàn toàn khác với sự khoe khoang kiến thức, chứng tỏ ta đây biết nhiều hơn mọi người, khác với lối dạy đời, kẻ cả. Tha thiết muốn nói, chính là xuất phát từ một trái tim nhiệt huyết, cùng tìm đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Cá nhân tôi không thích động cơ vật chất nhưng nếu các bạn cảm thấy điều đó phù hợp thì tôi cũng không phản đối gì. Nhưng trên hết, đừng bỏ quên tiếng nói trái tim của bạn, bởi nó chính là động cơ vĩnh cửu loại 3 đấy!!!
Vậy thì, trước khi bạn nói chuyện trước đám đông, nếu bạn thật sự không muốn nói, làm ơn hãy tìm cho mình một động lực để nói, còn không, xin đừng bước lên nói trước mọi người. Bởi vì có thể bạn có quyền được nói, bạn tin vào điều đó nhưng thiếu một trái tim nhiệt huyết, lời nói của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Và cử toạ chỉ có thể nghe mà không thể hiểu được những gì bạn nói. Tôi cam đoan hơn một nửa số người sẽ ngủ gục tại chỗ và nửa còn lại sẽ ra về khi bạn đang nói.
Vậy là xong 3 lời khuyên. Tôi viết không hay, dạo này thật sự viết rất kém và không có thời gian nhiều để chỉnh sửa câu chữ như trước. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn, tôi rất tự tin khi nói những điều này với các bạn. Bởi chính bản thân tôi đã từng thử nghiệm 3 lời khuyên này và đã đạt được những thành công nhất định. Giờ tôi tự tin rằng mình có quyền được nói, tin vào những điều này và tôi tha thiết muốn nói với các bạn những kinh nghiệm này của tôi. 3 lời khuyên này không trực tiếp chỉ các bạn phải làm gì khi nói trước đám đông. Điều đó thực tế sẽ dạy các bạn hoặc chỉ cần để ý các bạn sẽ học được. Nhưng 3 kinh nghiệm này của tôi NÊN là những điều các bạn tâm niệm và nhớ kỹ trước khi nói trước đám đông. Bởi nó sẽ là động lực tinh thần rất lớn giúp bạn thực hiện tốt những gì bạn đã chuẩn bị và đảm bảo cho thành công của một bài nói của các bạn.
Vì vậy trước khi nói trước đám đông hãy đảm bảo rằng, bạn luôn nhớ: Bạn CÓ QUYỀN ĐƯỢC NÓI, bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ, bạn THA THIẾT MUỐN NÓI. Chúc thành công!


Được sửa bởi Admin ngày Sat Jun 04, 2011 9:24 am; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty Kỹ năng thuyết trình giúp bạn bảo vệ luận văn

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:22 am

Thuyết trình bảo vệ luận văn luôn là nỗi ám ảnh với nhiều sinh viên năm cuối. Làm thế nào để bạn tự tin bảo vệ tâm huyết của mình sau 4 năm đại học? Làm thế nào để có bài thuyết trình bảo vệ ấn tượng trước thầy cô và bạn bè?... Những câu hỏi đó của bạn sẽ được giải đáp khi áp dụng các bí quyết sau của VietnamLearning.

Chuẩn bị chu đáo: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Để có một bài thuyết trình bảo vệ thành công bạn phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ nội dung, những tình huống có thể phát sinh trong quá trình thuyết trình.

Bạn hãy chuẩn bị trước phương án trả lời các câu hỏi mà thầy cô có thể đưa ra cho bài thuyết trình của bạn. Hãy hỏi trực tiếp người hướng dẫn bạn để biết dạng câu hỏi hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trước để nhận biết các câu hỏi mà thầy cô có thể hỏi. Bên cạnh đó bạn hãy soạn trước cho mình một bản slide, bản tóm tắt và các tài liệu liên quan mà bạn có thể dùng trong khi bảo vệ.

Luyện tập trước khi diễn: Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu. Bạn càng tập luyện kỹ bao nhiêu, bạn càng có cơ hội thành công bấy nhiêu trong quá trình thuyết trình. Hãy sử dụng phương pháp tưởng tượng để luyện tập khả năng thuyết trình của bạn. Nếu bạn có bạn bè, hãy nhờ họ làm giám khảo cho bài bảo vệ luận văn. Hãy nhờ họ nhận xét xem bạn đã tốt điều gì và yếu tố nào cần tốt hơn.

Nguyên tắc 80/20 bạn cũng cần áp dụng trong quá trình chuẩn bị và tập luyện. Nếu bạn có 15 phút để bảo vệ chính thức thì khi luyện tập bạn cần căn ke làm sao quỹ thời gian của bạn sử dụng là 10 phút. Khoảng thời gian 5 phút còn lại để đề phòng các trường hợp bất chắc có thể xảy ra với bạn như tâm lý, sự cố máy tính…

Thường xuyên giao lưu bằng mắt: Không ai ấn tượng với một người thuyết trình không có sự quan tâm đến mình. Hãy sử dụng tối đa khả năng giao tiếp bằng mắt của bạn. Bạn hãy áp dụng nguyên tắc 75/25 trong tình huống này. Khi thuyết trình, bạn hãy dành 75% sự chú ý của bạn với những thầy cô trong hội đồng phản biện và 25% còn lại dành cho những bạn bè mình đang ngồi phía dưới.

Bình tĩnh trả lời các câu hỏi: Nhiều sinh viên cảm thấy lo lắng và mất bình tĩnh khi nhận được các câu hỏi từ phía hội đồng phản biện. Lời khuyên cho bạn vào những lúc đó hãy hít một hơi thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Để có thêm thời gian để bạn tìm câu trả lời hãy nhắc lại nội dung câu hỏi. Đó cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng và gây ấn tượng với thầy cô.

Với những câu hỏi quá khó mà bạn không có phương án trả lời, hãy thành thật và nói rằng bạn cảm ơn người đặt câu hỏi đó, bạn sẽ suy nghĩ và trả lời trong một đề tài nghiên cứu tiếp theo.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty 32 đặc điểm của người sáng tạo!bạn có phải là người sáng tạo

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:22 am

1) Nhạy cảm
Cần thiết cho óc sáng tạo trong nhiều mặt: Trong việc nhận thức khó khăn, những gì đã biết và chưa biết; Giúp mọi nguời nhận thức mọi thứ dễ dàng hơn; Là lí do khiến mọi người quan tâm và gắn liền bản thân mình với thử thách hay các động cơ.
2) Động cơ làm việc không vì tiền
Coi tiền là quan trọng nhất đối với xã hội hay nền kinh tế không phải là động lực của một người sáng tạo. Thông thuờng người sáng tạo đều có ý thức trực giác về số tiền mà họ cơ bản cần và khi nhu cầu đó được thoả mãn thì tiền sẽ không thể tác động hay chi phối họ.
3) Ý thức về vận mệnh
Những nguời sáng tạo bằng trực giác hiểu rằng họ có mục đích, vận mệnh. Nhận thức rõ rằng họ có thể chọn lựa hoặc tạo ra chúng để có thể đạt được đỉnh cao nhất về khả năng hay năng khiếu.
4) Biết thích nghi
Nếu thiếu khả năng thích nghi con nguời khó có thể sáng tạo được nhưng thay vì thích nghi với mọi thứ người sáng tạo chọn cách thích nghi với những gì họ thấy phù hợp.
5) Kiên nhẫn trước sự không rõ ràng
Hai ý tuởng hoặc là nhiều hơn đều thích hợp trong cùng một lúc thách thức suy nghĩ của những người sáng tạo. Họ thích không rõ ràng để thách thức người khác hay những ý tuởng khác. Sự mơ hồ giúp họ quan sát mọi thứ từ nhiều phía khác nhau trong cùng một lúc.
6) Quan sát
Những người sáng tạo luôn luôn sử dụng tất cả các giác quan của mình: ý thức, tiềm thức hoặc vô thức.
7) Nhận thức thế giới theo cách khác
Thoreau nhận xét về cách mọi người gõ một nhịp trống khác nhau. Những người sáng tạo gõ mạnh hơn nhờ nhiều cách nhận thức: tính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, cảm nhận mọi thứ. Những viễn cảnh khác nhau này mở ra cho họ những khả năng vô hạn.
Cool Nhận ra các tiềm năng
Những người bình thường - những người không tin rằng mình có thể sáng tạo, những người hay e ngại hoặc kháng cự lại tính sáng tạo hay những suy nghĩ sáng tạo thường thích làm việc trong những giới hạn với những khả năng hạn chế hơn. Những người sáng tạo thường thích quan sát nhiều hay thậm chí là những khả năng vô hạn trong đa số các tình huống hay các thử thách.
9) Đặt ra những câu hỏi
Những người sáng tạo đặc biêt là những người có tính sáng tạo cao thường biết vượt qua cái bóng của mình để đặt ra những câu hỏi, đây là bản tính của họ với các vấn đề. Những câu hỏi trên thực tế không phải là những lời phê phán. Những chất vấn tự nhiên của họ có vẻ thường bị nhầm lẫn là sự chỉ trích trong khi nó đơn giản chỉ là chất vấn, thăm dò, hay cách xử sự với mọi thứ như là họ có thể.
10) Biết cách tổng hợp chính xác thông qua trực giác
Đây là mò
Giống như chú mèo Cheshire trong chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” người sáng tạo luôn tò mò giống như trẻ con vậy.
11) Có thể cuồng tín
“Billy! không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa!”... Cha mẹ, thầy cô giáo hay thậm chí cả bạn bè hay khuyên những người sáng tạo như vậy. Người có tính sáng tạo cao hay thích lang thang trong thế giới tuởng tượng của riêng mình. Đâylà một trong những chủ đề chính của bộ phim hoạt hình vui nhộn “Calvin và Hobbes”. Cả Calvin và Hobbes (bạn chí cốt của Calvin) đều là những người liên tục làm gãy bút chì!
12) Linh hoạt
Những người sáng tạo đều rất linh hoạt trong việc xoay chuyển những ý tưởng của mình. Họ thích quan sát mọi thứ từ nhiều quan điểm khác nhau và đặt ra hàng loạt những lời giải trong khi nhữngngười khác hài lòng với một câu trả lời hay giải pháp.
13) Uyển chuyển
Đó có thể là một vật chặn cửa, một mái chèo, một vũ khí, một cột chống, cái chặn giấy … vân vân và vân vân. Đó là tất cả những gì mà người sáng tạo nói về những khả năng sử dụng của một viên gạch.
14) Tưởng tượng
Người sáng tạo thích dùng trí tuởng tưởng của mình để biến những gì có thể thành thử nghiệm.
15) Trực giác
Một người càng sáng tạo bao nhiêu thì càng dùng nhiều bấy nhiêu đến kĩ năng trực giác, khả năng nhìn ra các lời giải với cơ sở lập luận tối thiểu, nhận thức được các khó khăn ngay cả khi chúng không xảy ra.
16) Độc đáo
Độc đáo là động lực của người sáng tạo. Họ phát đạt nhờ điều này.
17) Khéo léo
Làm những việc khác thường, giải quyết những vấn đề tưởng như không thể giải quyết. Nghĩ đến những gì chưa từng được nghĩ đến trước đó. Đây là tất cả những đặc điểm khiến người sáng tạo trở nên khéo léo đúng lúc.
18) Mạnh mẽ
Những thách thức, khó khăn, những ý tưởng mới gắn với những người sáng tạo thực sự khuyến khích và cung cấp cho họ những năng lượng tuởng như vô tận giống như Sherlock Holmes khi ông nắm được khả năng phán đoán cho một bí ẩn trong tiểu thuyết của mình.
19) Khiếu hài hước
Tiếng cười và sự sáng tạo thường đi đôi với nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng sự sáng tạo khó có thể xuất hiện nếu như thiếu khiếu hài hước. Họ cũng cho rằng sự nghiêm túc có thể chấm dứt tính sáng tạo hay những suy nghĩ sáng tạo.
20) Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình
Nhà tâm lí học Abraham Maslow tạo ra thuật ngữ này vào những năm 60 miêu tả những động cơ thúc đẩy cơ bản của mọi người, những gì mà bạn có thể hay làm những gì mà bạn mong muốn trở thành.
21) Kỷ luật tự giác
Đây là đặc điểm có vẻ không rõ ràng ở những người có khả năng sáng tạo cao. Thỉnh thoảng họ thường không có tổ chức, ồn ào trong khi cùng lúc họ là người có kỉ luật tự giác cao. Trong cùng một thời điểm những người có kỉ luật tự giác cao phản đối kỉ luật của những người không có óc sáng tạo.
22) Tự biết mình
Trong suốt cuộc đời mình tôi đã đọc khoảng hơn 4000 bản tiểu sử hoặc tóm tắt tiểu sử, hầu hết là của những ngưòi được coi là sáng tạo nhất trong những người có tính sáng tạo cao ở lĩnh vực riêng của họ. Một đặc điểm chung giữa họ là tất cả đều ghi chép và liên tục cố gắng để hiểu rõ bản thân mình hơn
23) Có những mối quan tâm cụ thể
Đây cũng là một đặc điểm của những người sáng tạo. Bề ngoài họ có vẻ quan tâm tới mọi thứ nhưng trong thâm tâm họ có những mối quan tâm riêng mà họ giao phó năng lực và nỗ lực thật sự của mình. Bằng cách sẵn sàng đặt mình vào những mối quan tâm tưởng như vô hạn họ có thể khám phá thêm về những mối quan tâm cụ thể riêng biệt của mình.
24) Biết suy nghĩ chệch hướng
Những người sáng tạo thích đi chệch huớng từ những quy tắc. Quan sát mọi vật từ nhiều phía khác nhau, thách thức bất kì những gì đang tồn tại. Vì lí do này mà thỉnh thoảng họ bị coi là lạc điệu, không đúng kiểu, không theo quy tắc hoặc không điển hình.
25) Tỏ tường bản thân mình và nhận thức được rằng mình có thể chán nản và thất vọng thậm chí gần như bị phá huỷ nhưng sự tự tin trong tiềm thức vẫn khiến cho họ hoạt động hoặc ít nhất là có thể vẫn duy trì hoạt động cho đến khi họ trải qua hoặc khám phá ra một ý
26) Không giới hạn
Để khám phá tất cả các tiềm năng những người sáng tạo có xu huớng không thoả mãn với những câu trả lời hay các giải pháp cho đến khi rất nhiều biện pháp được đưa ra.
27) Độc lập
Người sáng tạo luôn khao khát và đòi hỏi có tinh thần độc lập cao, phản đối sự phụ thuộc nhưng thường phát đạt trong những sự phụ thuộc có lợi lẫn nhau.
28) Đòi hỏi khắt khe
Những người sáng tạo luôn thách thức hầu hết mọi thứ, mọi ý tuởng, mọi quy tắc. Họ thách thức, thách thức và thách thức nhiều hơn cho đến nỗi người khác nhìn nhận thách thức của họ như những đòi hỏi khắt khe.
29) Không theo lề thói
Lề thói là phép đối chọi, sự đối lập của tính sáng tạo và để sáng tạo những người sáng tạo không nên tuân theo lề thói và đi ngược lại những quy tắc tạo ra cú lội ngược dòng.
30) Tự tin
Đây cũng là một đặc điểm không rõ ràng nữa ở những người sáng tạo. Khi họ sáng tạo, họ rất tự tin. Khi họ ở giai đoạn thất bại không làm được gì cả họ thường thiếu tự tin. Sa u những kinh nghiệm tích cực họ bắt đầu tin khả năng biết cách quan sát toàn bộ sự việc, nhận ra những mô hình, nắm được các giải pháp với vài mẩu thông tin thậm chí ngay cả khi thiếu những thông tin quan trọng. Những người sáng tạo tin vào trực giác của mình kể cả khi nó không chính xác 100%.
31) Chấp nhận rủi ro
Đặc điểm này là sự hiểu lầm chung của những người không sáng tạo hoặc những người lo ngại trước tính sáng tạo của những người sáng tạo. Những người có tính sáng tạo cao không thật sự là những người chấp nhận mạo hiểm bởi họ không cho rằng những gì mình đang làm là nguy hiểm. Họ chỉ cho rằng đó là một phương án khả thi hoặc là phương hướng dẫn đến giải pháp. Họ cũng có những phương án khả thi khác trong đầu hoặc trong ghi nhớ của mình để có thể sử dụng nếu những ý tuởng hoặc các giải pháp kia không hoạt động. Như Thomas Edison đã từng nói khi được hỏi ông có cảm giác như thế nào khi thất bại gần 7000 lần trong việc tìm ra dây tóc tốt nhất cho bóng đèn có thể cháy sánh tốt hơn “Điều này không phải là thất bại mà là giải pháp cho những khó khăn. Tôi vẫn chưa bắt đầu làm việc.” sáng tạo. Cả hai người đã làm việc hơn 30 năm để tìm ra giải pháp cho công việc của mình. Những người sáng tạo không bao giờ từ bỏ những gì có ý nghĩa với mình.
32) Kiên trì
Charles Goodyear (người khám phá và là nhà phát minh ra cao su lưu hoá) và Chester Carlson (nhà phát minh ra việc sao chép bằng tĩnh điện học gọi là quá trình Xerox) là hai ví dụ điển hình của đặc điểm này trong số những người tuởng đột phá hay một mẩu thông tin.
Chúc bạn đạt được những thành công liên tiếp và biết cách sử dụng tiềm năng sáng tạo tự nhiên của mình.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty 9 kỹ năng “mềm” để giúp bạn thành công trong cuộc sống!

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:23 am

9 kỹ năng “mềm” để thành công

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này?

Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Các kỹ năng “mềm”

Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách thức để hoàn thiện chúng.

1. Có một quan điểm lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

2. Hòa đồng với tập thể

Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
- Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm một cách chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên
rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tỏ thái độ tự tin

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Luyện kỹ năng sáng tạo

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

9. Có cái nhìn tổng quan

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư Empty Re: 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất 7 câu hỏi phỏng vấn ‘xư

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết