50DT2Chinh Phục Con Tàu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phương Pháp Học hiệu quả

Go down

Phương Pháp Học hiệu quả Empty Phương Pháp Học hiệu quả

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:11 am

1. Học nhóm là gì?
Học nhóm, nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay phiên nhau dạy, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ môn nào đó để học mà chỉ có ta với lũ bạn.
Thế nhưng học nhóm với hội bạn cũng có những ưu điểm hơn các cách học khác. Đó là không khí tương đối...dễ thở hơn và thời gian thì tự do. Bạn có thể đến học nhóm trễ mà chẳng sợ bị ghi tên kỷ luật hay bị thầy cô quở trách, cùng lắm bạn sẽ được nện mấy cú vào lưng vì tội "không tôn trọng tập thể", sau đó chúng nó cũng toe toét cười và bắt đầu học cùng bạn.
Học nhóm nghĩa là bạn vừa đóng vai giáo viên và cũng kiêm luôn học sinh, nghĩa là bạn vừa có thể ngồi giảng giải các bài toán "tủ" của mình cho cô bạn kế bên, vừa có thể quăng một mớ câu hỏi mà bạn còn thắc mắc trên lớp và chưa dám hỏi trực tiếp giáo viên bộ môn cho lũ bạn giải đáp. Bạn sẽ chẳng ngại ngùng gì cả, vì chúng nó quá hiểu bạn và cũng chẳng ai chê bạn...dốt trước những câu hỏi "củ chuối" của bạn cả. Đơn giản vì những người thầy đó chính là những người bạn thân của bạn.
2. Những môn nào có thể học nhóm? Và học như thế nào?
Nếu bạn học thật sự nghiêm túc thì tất cả các môn từ xã hội học đến các môn khoa học chúng ta đều có thể học nhóm. Đối với các môn nằm trong diện...học thuộc lòng, hình thức học nhóm có vẻ đơn giản hơn, vì những con chữ đã được phơi bày ra trước mắt, việc còn lại của bạn chỉ là nuốt chúng vào bộ nhớ và trả bài lại cho lũ bạn. Sau đó bạn sẽ làm công việc ngược lại với từng thành viên trong nhóm. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp thu bài rất tốt, vì bạn sẽ nghe chúng nó trả đi trả lại một bài học thật nhuần nhuyễn và điều đó sẽ khắc sâu vào bộ nhớ của bạn hơn là khi bạn ngồi một góc ở nhà lẩm bẩm một mình.
Còn với các môn Toán - Lý - Hoá thì đòi hỏi trong nhóm phải có một thành viên "nhỉnh" hơn các thành viên còn lại một tẹo. Vì nếu như ai cũng như nhau thì khi gặp một bài toán khó, sẽ có vô số những cặp mắt ngơ ngác nhìn nhau, vò đầu bức tóc rồi cả nhóm sẻ quyết đinh vẽ một..trái bí thật to vào bài giảng mất thôi! Hầu hết khi học nhóm với các môn này, trong nhóm phải có ít nhất một XY thông minh và tận tình nào đó để giảng giải từng chi tiết cho các cô bạn của mình.
3. Nguyên nhân dẫn đến.. học nhóm tan rã? Làm thế nào để khắc phục?
Thế nhưng, đa phần các lớp học nhóm hoạt động có...thời hạn. Nguyên nhân chủ yếu là khi tụ tập các hội viên để học nhóm, sẽ có tình trạng dây dưa với các câu thở dài như sau "Hôm nay xé nháp đi chơi một bữa đi, mai học!"...và ngày mai ấy...không bao giờ đến.Thế là thay vì bỏ thời gian để tiếp thu kiến thức, chúng ta lại lấy thời gian đó để vùi vào những cuộc chơi ngớ ngẩn mà chẳng lợi ích gì cả. Từ đó, quan niệm "học nhóm" sẽ trở thành "tụ tập nhóm".
Một nguyên nhân khác là khi qua nhà một đứa bạn, chúng ta thường tò mò về phòng ốc của bạn mình, rồi thế là cả bọn tung tăng chạy lên chạy xuống khắp phòng, đứa thì ôm nguyên một bộ truyện đọc tại chỗ, mấy bà con gái thì chạy xuống bếp mà...lục lọi, những tên con trai dính chặt vào máy tính khám phá các trò game. Và bữa học nhóm kết thúc với câu chào "Hôm nay qua nhà cậu chơi vui quá!"
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên bầu ra một trưởng nhóm, là người chững chạc và có khả năng quản lí... hội bạn quỷ sứ của mình. Để khi một thành viên trong nhóm bắt đầu "giở chứng" thì trưởng nhóm sẽ biết cách khắc phục, khi đó các thành viên trong nhóm cũng..ngoan ngoãn nghe theo. Với chính mình, bạn cần phải kiên quyết hơn, đừng để bị...quyến rũ với các thú vui chơi khác. Nên nhớ rằng thời gian có giới hạn và bạn đến đây để học chứ không phải để chơi. Đừng đợi đến khi ra về bạn mới thấy tiếc nuối vì một ngày vô bổ trôi qua và bạn chẳng tiếp thu được cái gì mới cả.
4. Tác dụng của học nhóm?
Học theo nhóm là một cách học mà thầy trò đều có lợi. Chẳng những thế, nó còn gắn chặt tình bạn giữa các thành viên trong nhóm với nhau.Vì sau khi kết thúc một buổi học nhóm, thường thì cả bọn sẽ rủ nhau đi ăn chè uống nước để giải toả...căng thẳng.
Bạn đã có một nhóm học cho riêng mình chưa?
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học hiệu quả Empty Hướng dẫn thành lập và hoạt động nhóm

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:13 am

Phương pháp làm việc theo nhóm - Phần 1: Hướng dẫn thành lập và hoạt động nhóm

(Vietnamlearning.vn) - Nhóm bao gồm một nhóm nhỏ những người cùng làm một công việc, gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề được đặt ra. Nhóm không phải là một cơ chế, hay một tổ chức mang tính hình thức, một thứ mốt nhất thời, một chương trình, mà là một cách làm việc, một sự thay đổi thói quen bảo thủ trong suy nghĩ của con người. Nhóm làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người trong công việc.

Nhận diện vấn đề về nhóm

Đây là ý kiến của những người đã hoạt động nhóm đã tan rã:

1. Khi làm việc theo nhóm tôi thấy thường gặp khó khăn:

+ Thường ai cũng bảo vệ ý kiến của mình mà không thực sự xem xét thấu đáo ý kiến của người khác.

+ Không hợp thành một thể thống nhất phục vụ cho một mục đích duy nhất.

+ Thường ít khi gặp được một người trưởng nhóm có đầu óc tổ chức, phân công việc sao cho hiệu quả.

+ Một số người chỉ thích làm việc độc lập mà không muốn chia sẻ suy nghĩ hay ý tưởng.

- Ăn chia không sòng phẳng hoặc không đánh giá đúng con người.
Xem tiếp nè: http://my.opera.com/nickoit/blog/show.dml/9585871
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học hiệu quả Empty PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:14 am

Trong sinh hoạt Đoàn, việc hình thành nhóm thảo luận và thảo luận theo chuyên đề là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức Đoàn, vừa phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên.

I. Hình thức nhóm thảo luận:

1. Hình thành nhóm thảo luận:
Việc hình thành nhóm thảo luận phải dựa trên việc các thành viên nhóm có cùng một mục tiêu chung hay cùng chia sẻ sự quan tâm đối với một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích lý luận là diễn đàn gặp gỡ, trao đổi vấn đề về lý luận, về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh …, tương tự còn có những hình thức khác như câu lạc bộ tin học, câu lạc bộ nói tiếng Anh, sinh hoạt chủ điểm…
Nói một cách khái quát, trong tổ chức Đoàn, hình thành nhóm thảo luận còn là giải pháp tăng cường trao đổi thông tin các hoạt động phong trào, thảo luận bàn bạc thống nhất các giải pháp triển khai các chương trình hành động, nghị quyết, các nhiệm vụ của tổ chức Đoàn.

2. Xác định phạm vi nhóm:
Số lượng nhóm trong thực tế thường dao dộng từ 3 đến 13 thành viên, tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học một nhóm thảo luận lý tưởng là 5 thành viên. Kinh nghiệm cho thấy một nhóm quá nhiều thành viên thì thường các thành viên ít có cơ hội phát biểu trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm.

3. Về nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm:- Nhóm hoạt động nên có 1 nhóm trưởng, một nhóm phó hoặc trợ lý nhóm trưởng sẵn sàng thay thế, đảm nhận công việc điều hành nhóm khi nhóm trưởng vắng mặt.
- Nguyên tắc hoạt động nhóm là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bên cạnh đó nên đề ra một số nguyên tắc vui mang tính đặc thù, truyền thống của nhóm như bài hát đầu giờ, kể chuyện vui giữa giờ, những hình thức phạt khi thành viên đi trễ giờ, chúc mừng sinh nhật thành viên… Điều đó làm tăng thêm tính liên kết của nhóm.

4. Hình thức sinh hoạt nhóm:- Địa điểm tổ chức sinh hoạt nhóm nên tổ chức ở những nơi công cộng, những nơi không khí yên tĩnh thuận lợi cho việc tập trung suy nghĩ
- Phương thức tổ chức sinh hoạt nên chú trọng khai thác thêm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh, nhân chứng… để làm đa dạng phong phú và nổi bật thêm cho chủ đề nhóm thảo luận.
- Việc sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cũng rất quan trọng, nên bố trí sao cho nhóm trưởng và các thành viên đều thấy mặt nhau, dễ dàng trao đổi trực diện với nhau.


II. Nội dung phương pháp trong thảo luận nhóm:

1. Lựa chọn vấn đề cần thảo luận:
- Thành viên nhóm nên cùng bàn bạc và lựa chọn vấn đề thảo luận. Trong trường hợp có quá nhiều vấn đề hoặc phạm vi vấn đề quá rộng, theo đề xuất gợi ý nhóm trưởng, cả nhóm nên cùng quyết định chọn hoặc giới hạn phạm vi vấn đề theo đa số. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, thời gian thảo luận tối đa trong nhóm nên từ 2 đến 3 chủ đề.

2. Thảo luận và phân tích các vấn đề để đi đến thống nhất về nhận thức:
- Chuẩn bị tài liệu, hiện vật, hình ảnh, nhân chứng... làm minh họa, nêu bật nội dung vấn đề cần phân tích.
- Yêu cầu này phải làm cho cả nhóm cùng thống nhất về mặt nhận thức các vấn đề đưa ra thảo luận, phân tích. Để thống nhất, vai trò người trưởng nhóm rất quan trọng, phải biết hệ thống, tổng hợp, phân tích đưa ra kết luận về các nội dung phát biểu trong nhóm.

3. Quyết định các giải pháp, chương trình hành động của nhóm nhằm giải quyết những vấn đề qua thảo luận đã đi đến thống nhất:
- Đây là bước cuối cùng rất quan trọng, nó cũng là thước đo hiệu quả của việc hình thành nhóm thảo luận và việc thảo luận nhóm. Nó cũng quyết định sự cố kết lâu dài của nhóm một khi những quyết định của nó đem lại hiệu quả trong thực tế cũng như đối với sự phát triển của từng thành viên của nhóm.

4. Các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động của thành viên nhóm sau khi kết thúc thảo luận nhóm:
- Đây là hệ thống các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động sau thảo luận, từ đó có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 nhóm. Thông thường các hình thức như phiếu thu hoạch, phiếu khảo sát, hoặc nhóm tái họp sau một thời gian định kỳ (tuần, tháng, quý, năm…) để nhận xét, đánh giá mức độ phấn đấu, hoàn thành các công việc chung của nhóm và từng thành viên.
- Đôi khi trong quá trình kiểm tra, những vấn đề trong thảo luận và tổ chức thực hiện trong thực tế vẫn chưa đi đến thống nhất trong nhận thức và hành động hoặc nảy sinh những vấn đề mới thì quá trình thảo luận tại nhóm lại tiếp tục diễn ra.

5. Về phương pháp trong thảo luận nhóm :
- Phương pháp thảo luận nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu chủ đề thảo luận tránh nói lan man, dài dòng. Lưu ý người chủ trì, nhóm trưởng phải chuẩn bị đầy đủ thông tin cho nhóm, có năng lực khái quát tổng hợp, kết luận những vấn đề trong thảo luận nhóm. Người chủ trì cần tuyệt đối tránh 2 xu hướng thường xảy ra trong thảo luận nhóm, đó là xu hướng độc thoại, độc diễn và xu hướng phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật, phát biểu linh tinh, lan man. Cả 2 xu hướng này đều tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động của nhóm và chất lượng trong thảo luận nhóm.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học hiệu quả Empty 10 bí quyết thành công cho sinh viên kỹ thuật

Bài gửi  Admin Sat Jun 04, 2011 9:15 am

Làm thế nào để các sinh viên ngành kỹ thuật có thể thúc đẩy mình trên con đường đạt được thành công trong sự nghiệp? Dưới đây là 10 lời khuyên quý báu dành cho những sinh viên kỹ thuật muốn thăng tiến trong nghề nghiệp và vươn tới vị trí lãnh đạo.

Những sinh viên kỹ thuật có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp ngay khi đang học đại học.

Giáo sư Edward Crawley và giám đốc Bernard M. Gordon của chương trình “Kỹ năng lãnh đạo dành cho các kỹ sư” thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts danh tiếng đã chia sẻ 10 bí quyết dành cho các sinh viên kỹ thuật có tham vọng dẫn đầu trong ngành nghề của mình. Các kỹ năng được tiết lộ dưới đây sinh viên đều có thể áp dụng ngay trong môi trường đại học.

1. Tìm cho mình một thần tượng

Không khó để kể vài cái tên đã thành công trong các lĩnh vực về công nghệ và kỹ thuật. Hãy tìm xem ai trong số họ là người truyền cảm hứng phấn đấu cho bạn, hãy tự hỏi mình rằng điều gì đã giúp thần tượng của bạn có được thành công hôm nay.

Nếu bạn hâm mộ các sản phẩm độc đáo của tập đoàn công nghệ Apple thì có lẽ Steve Jobs là thần tượng của bạn. Hoặc bạn thích Segway (hãng chế tạo phương tiện giao thông cá nhân có hai bánh, hoạt động trên cơ chế tự cân bằng) thì thần tượng của bạn có thể là Dean Kamen - người sáng lập Segway.

Ngày nay rất dễ để tìm kiếm thông tin về một cá nhân hay tổ chức nào đó. Từ việc tìm hiểu cái gì đã giúp những người đó và công ty của họ đạt được thành tựu ngày hôm nay, bạn có thể ứng dụng vào bản thân, việc học tập và cuộc sống cá nhân của bạn.

2. Trải nghiệm qua những dự án

Không bỏ qua cơ hội tham gia các dự án là cách tốt nhất để áp dụng lý thuyết vào thực hành, cũng như để bạn tích lũy dần kinh nghiệm ngay khi vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bằng cách này, bạn sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm của mình trong hồ sơ xin việc và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng sau khi bạn tốt nghiệp. Đồng thời bạn cũng luyện cho mình kỹ năng giao tiếp và tương tác. Đây là một lợi thế lớn của các sinh viên năng động so với những sinh viên chỉ biết “cắm đầu” vào bài vở trên lớp.

3. Học giá trị của việc kết nối

Để trở thành lãnh đạo của bất kỳ ngành nghề nào, bạn không chỉ cần có kiến thức mà cũng cần có mối quen biết rộng lớn.

Hãy tham gia các cuộc hội thảo trong trường, tích cực đặt câu hỏi giao lưu và tự tiếp thị bản thân với mọi người là những cách hay để tham gia vào sợi dây kết nối. Kiểm tra danh sách các cựu sinh viên và bạn sẽ tìm ra những người đang có ý muốn hợp tác với các sinh viên đang học.

Tận dụng tối đa sức mạnh Internet để kết nối với người khác. Email và các mạng xã hội ảo như Facebook, MySpace là những công cụ giao tiếp tuyệt vời và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không có phương tiện liên lạc nào tốt bằng phương thức truyền thống: giao tiếp mặt đối mặt.

Nói chung, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh, bạn có thể tìm cho mình cách giao tiếp hiệu quả nhất.

4. Không thể thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm

Thay vì “làm việc độc lập cho khỏe”, hãy hào hứng tham gia vào một nhóm mà bạn cảm thấy hợp. Dù cho công việc của các bạn là chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời hay lập một đội bóng trường, soạn thảo văn bản… thì kỹ năng phối hợp của cả nhóm cũng rất quan trọng.

Trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp của mình, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc theo nhóm và nếu bạn đã rèn luyện được kỹ năng này hồi đi học thì đó sẽ là ưu thế của bạn trên con đường trở thành lãnh đạo.

5. Tìm kiếm vai trò lãnh đạo không chính thức

Bạn luôn là một lãnh đạo, cho dù bạn có đang chính thức phụ trách một nhóm hay không. Dù ở vị trí bất kỳ nào trong một tổ chức, bạn vẫn có thể đóng vai trò lãnh đạo bằng việc tạo ảnh hưởng đến cách mọi người làm việc cùng nhau và cách ra quyết định. Thông thường người ta nghĩ rằng lãnh đạo là chủ tịch hoặc người quản lý, nhưng nếu bạn biết cách nhận biết và áp dụng với các phong cách lãnh đạo khác nhau từ bất kỳ vị trí nào trong nhóm, bạn sẽ được ngầm xem như là một nhà lãnh đạo ngay khi bạn làm công việc đầu tiên hoặc thậm chí ngay khi thực tập.

6. Tìm lỗi của mình và sửa chữa

Như với bất kỳ một kỹ năng nào khác, kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi bạn liên tục phải học hỏi và tự hoàn thiện mình. Khi bạn là một phần của nhóm, hãy cố gắng tạo ra cách thức để tiếp nhận các phản hồi của mọi người. Khi bạn có được phản hồi cụ thể về cách mọi người đánh giá bạn, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc cải thiện các kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Ngoài ra bạn sẽ học được cách chấp nhận những phê bình mang tính chất xây dựng của người khác cũng như cách đưa ra những lời phê bình.

7. Theo học lớp kinh doanh

Có thể nhiều người nghĩ rằng kỹ thuật và kinh doanh chẳng ăn nhập mấy. Nhưng là một kỹ sư tương lai, bạn sẽ cần nhiều hơn những bài học về chuyên ngành. Để trở thành một lãnh đạo bạn phải có tầm nhìn của một doanh nhân. Bạn phải biết báo cáo thu nhập là gì, biết đọc các biểu đồ tổ chức, biết cách thương thảo hợp đồng, và làm quen với các chức năng khác mà mọi kỹ sư hàng đầu phải biết. Nếu không, bạn sẽ lúng túng khi một kế toán, luật sư, hoặc người quản lý làm việc với bạn.

Một hoặc hai khóa học kinh doanh sẽ giúp bạn rất nhiều sau này và nó cũng thường dễ vượt qua hơn nhiều so với với khóa học giải tích.

8. Tìm hiểu về thế giới ngoài kỹ thuật

Cần nhớ rằng còn có một thế giới rộng lớn khác ngoài những vấn đề kỹ thuật, phòng thí nghiệm và những bài lý thuyết hàng trăm trang. Hãy đăng ký một lớp học thiết kế đơn giản và bạn sẽ biết cách thể hiện những ý tưởng của mình bằng đồ họa. Tham gia một khóa học về khoa học nhận thức để tìm hiểu cách mọi người giải thích về thế giới và hiểu thế giới. Tham gia một khóa học văn học để phát triển kiến thức của bạn về sách báo, những thứ này sẽ giúp bạn viết và giao tiếp hiệu quả hơn.

Trong tương lai, các nhà lãnh đạo sẽ phải giao tiếp nhiều hơn với bạn bè quốc tế và làm quen với các nền văn hóa khác. Bạn nên học một số ngôn ngữ mới ngay từ bây giờ, đi du lịch nước ngoài, hoặc gặp gỡ các sinh viên đến từ các nền văn hóa khác. Hãy bắt đầu kế hoạch "toàn cầu hóa" ngay tại trường đại học.

9. Tận dụng hiệu quả mùa hè

Cả một năm học dài bận rộn với bài vở và thi cử, đừng lấy mùa hè làm thời gian thư giãn thả phanh. Ba tháng hè là cơ hội tuyệt vời để bạn “làm giàu” cho hồ sơ xin việc của mình. Cần nhớ rằng các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những kinh nghiệm thực tế của bạn. Hãy đi tìm cơ hội thực tập công việc ngay trong mùa hè, tham gia hoạt động mang tính cộng đồng cũng là một cách hay để nhà tuyển dụng chú ý tới bạn.

10. Tự chọn ra một “Ban giám đốc” cho mình

Môi trường đại học có thể khiến bạn thấy cô đơn và đau đầu khi đối mặt với những quyết định khó khăn như chọn khóa học, chọn nghề hay cân bằng việc học với cuộc sống cá nhân. Bạn sẽ không cảm thấy lẻ loi nếu tự phát triển một ban giám đốc chỉ cho bạn. Cũng giống như một công ty cần ban giám đốc để điều hành tổ chức, bạn cũng có thể lập một “ban giám đốc” cho mình từ các chuyên gia từ tổ chức và công ty, các giáo viên cũ và những người thân am hiểu kiến thức. Nhiệm vụ của ban giám đốc này là tư vấn và giúp đỡ bạn trong các vấn đề của một sinh viên. Bạn cần chú ý “nuôi dưỡng” ban giám đốc này bằng cách giữ liên lạc, thông tin cho họ biết tình hình mới của mình, hỏi xin họ lời khuyên và nhớ cảm ơn khi được họ trợ giúp.

Bạn đừng ngại những lời khuyên mâu thuẫn nhau. Nếu các thành viên đưa ra đề xuất khác nhau, bạn sẽ có dịp xem xét các ý tưởng với nhau và đưa ra quyết định riêng của bạn giống như ở một công ty thực sự.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 03/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hải Dương

https://50dt2kttt.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học hiệu quả Empty Re: Phương Pháp Học hiệu quả

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết